Những sự thật lôi cuốn về Châu Âu mà ít người biết đến

Châu Âu (Europe) được cho là đặt theo tên Europa, tên của một vị công chúa trong thần thoại Hy Lạp xứ Phoenicia

Châu Âu là cái nôi của nền văn minh phương Tây. Nền văn minh ấy được hình thành từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Chính vì điều này, tất cả những bài viết về Châu Âu đều mang lại cho đọc giả một cảm giác thật thích thú và gây tò mò.

Những sự thật lôi cuốn về Châu Âu mà ít người biết đến

Là cái nôi của nền văn hóa phương Tây, Châu Âu, bao gồm cả cực tây của lục địa Á-Âu, giáp với Châu Á về phía Tây. Ngoài cách gọi tiếng Anh là Europe, người dân ở Ireland, Vương Quốc Anh, Scandinavia, và nhiều quốc gia khác còn gọi Châu Âu bằng nhiều tên khác như Continent, continental và mainland. Sau đây là một số sự thật đầy thú vị về Châu Âu mà ít người biết đến.

Địa lý Châu Âu

Xét về diện tích, Châu Âu là châu lục nhỏ thứ hai thế giới nhưng lại đứng thứ ba thế giới về mật độ dân số chỉ sau Châu Á và Châu Phi.

Dân số Châu Âu xấp xỉ ở mức 857 triệu người, chiếm 11% dân số thế giới.

Diện tích Châu Âu trải dài hơn 10.180.000 km2  hoặc 3.930.000 dặm vuông Anh.

Mặc dù người ta cho rằng Nga là quốc gia lớn thứ ba tại Châu Âu nhưng điều đó không đúng vì một phần lãnh thổ Nga thuộc Châu Á, nói cách khác, lãnh thổ nước Nga nằm ở cả hai châu lục là Châu Á và Châu Âu.

Sau sự tan rã của Liên minh các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, quốc gia lớn nhất với toàn diện lãnh thổ thuộc Châu Âu là Ukraine, trong khi quốc gia nhỏ nhất ở Châu Âu là Thành Quốc Vatican.

Châu Âu bao gồm khoảng 50 quốc gia.

Xét về mật độ dân số, Luân Đôn là thành phố đông dân nhất

Năm bán đảo là một phần của lục địa Châu Âu gồm có Bán đảo Balkan, Bán đảo Iberian, Bán đảo Scandinavian, Bán đảo Jutland và Bán đảo Apennines.

Greenland, tài sản của Quốc vương Đan Mạch,  là hòn đảo lớn nhất thế giới và nằm ở Châu Âu.

Dãy Caucasus là dãy núi cao nhất.

Châu Âu được biết đến như là một lục địa có các loại hình thời tiết đa dạng. Khu vực miền trung và phía đông của lục địa nơi có thể quan sát các hình thái khí hậu cực đoan là vùng khí hậu ôn đới lục địa. Vào mùa hè, khí hậu sẽ dao động từ ấm tới nóng, trái lại, vào mùa đông, khí hậu trong khu vực sẽ chuyển sang lạnh. Vùng phía nam Châu Âu được thiên nhiên ưu đãi với dạng khí hậu dễ chịu nhất là khí hậu Địa trung hải. So với các khu vực khác, mùa đông nơi đây có phần ấm áp hơn, mặc dù sẽ có tuyết và mưa trong khu vực. Khác ở các khu vực khác ở Châu Âu, mùa hạ khí hậu sẽ khô và nóng. Khu vực phía Bắc có khí hậu cận cực và lãnh nguyên, mùa đông ở khu vực này rất lạnh.

Volga là con sông dài nhất Châu Âu, tiếp theo là sông Danube.

Về phía đông, Châu Âu giáp với vùng nước khác nhau. Về  phía tây, Lục địa Châu Âu giáp với Châu Á và cả hai lục địa bị phân chia bởi đường phân thủy lưu vực sông Ural, dãy núi Caucasus, biển Caspi, biển Ural và Biển Đen. Châu Âu giáp Biển Bắc Băng Dương về phía Bắc, giáp Biển Địa Trung Hải về phía nam và Biển Đại Tây Dương về phía tây.

Lịch sử Châu Âu

Mặc dù không có sự phân cách về địa chất giữa các vùng đất ở Châu Âu và Châu Á nhưng những cân nhắc chính trị luôn đóng vai trò quan trọng đưa Châu Âu trở thành một lục địa riêng biệt. Châu Âu được đặt theo tên Europa của Công chúa trong thần thoại Hy Lạp từ xứ  Phoenicia.

Như chúng ta đã biết ngày nay, các sự kiện đã diễn ra ở Châu Âu là nền tảng cơ bản cho hầu hết nền văn minh phương tây. Một vài các sự kiện đáng chú ý bao gồm: Hy Lạp cổ đại đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với nền văn minh phương Tây, chủ nghĩa cá nhân và nền văn hóa tư bản đã minh chứng cho điều đó.

Nhiều khía cạnh về văn hóa ở phương Tây có cội nguồn từ chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa nhân văn và các bài triết học từ Plato, Aristotle và Socrates. Các nhà khoa học như Archimedes, Euclid và Pythagoras đã đưa ra nền tảng cơ bản cho các kiến thức khoa học.

Sự ra đời của Đế chế La Mã là một ảnh hưởng lớn khác khi Đế Chế đã để lại dấu ấn về chính phủ, luật pháp, kiến trúc, ngôn ngữ và kĩ thuật cũng như chứng kiến sự hình thành Giáo hội Công giáo Rôma. Sau khi Đế Chế La Mã suy yếu, Châu Âu bước vào giai đoạn đánh dấu kỷ nguyên mới như Thời kỳ Đen tối, thời Trung Cổ, thời Phục Hưng và Thời kỳ Khai sáng.

Bắt đầu từ thế kỷ 20, Châu Âu bị bao trùm trong hai cuộc chiến tranh thế giới cũng như cuộc đại khủng hoảng tài chính. Thế chiến thứ I (1914 -1918) đã dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ tại Châu Âu. Cuộc Cách mạng Nga diễn ra lật đổ Nga Hoàng và thành lập nhà nước cộng hòa Liên bang Xô viết. Đế chế Ottoman và đế quốc Áo-Hung bị chia thành nhiều quốc gia khác nhau, cùng thời điểm đó, các quốc gia khác bị xóa sổ khỏi bản đồ thế giới hoặc biên giới quốc gia bị thay đổi.

Vào Thế Chiến thứ II ( 1939 – 1945), chúng ta lại chứng kiến sự suy tàn của Tây Âu dù Châu Âu lúc bấy giờ là một cường quốc siêu việt trên thế giới. Châu Âu bị chia thành hai khối bởi “ Bức màn Sắt”, khối Đông Âu bao gồm các nước xã hội chủ nghĩa và khối Tây Âu bao gồm các nước chủ nghĩa tư bản, và như thế chứng kiến sự nổi dậy của các siêu cường quốc mới là Liên Xô và Hoa Kỳ cùng với cuộc Chiến tranh Lạnh kéo dài 50 năm của cả hai siêu cường về cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân.

Cuộc đấu tranh giải phóng thuộc địa diễn ra liên tục, phần lớn các nước thuộc địa của Châu Âu ở Châu Phi và Châu Á giành được độc lập. Sau đó, trong những năm 1980, Phong trào Đoàn kết diễn ra ở Ba Lan và tổng thống Mikhail Gorbachev đã đưa ra những cải cách sâu rộng đối với Liên Xô, chấm dứt cuộc Chiến tranh Lạnh và khối Đông Âu sụp đổ. Vào năm 1989, Bức tường Berlin sụp đổ và thống nhất nước Đức, một lần nữa biên giới các nước Đông Âu được vẽ lại.

Những năm sau Thế Chiến thứ II, chúng ta cũng chứng kiến sự hội nhập của Châu Âu. Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC) được thành lập vào năm 1957 khi sáu nước Tây Âu ký Hiệp ước Rome với mục đích trở thành thị trường chung và một chính sách kinh tế thống nhất.

Năm 1967 là sự ra đời của Cộng đồng Năng lượng nguyên tử Châu Âu, Cộng đồng Than Thép Châu Âu và Cộng đồng Kinh tế Châu Âu mà ngày nay là Liên minh Châu Âu sau khi ký Hiệp ước Maastricht vào năm 1993.

Sau Chiến tranh Lạnh, các nước Đông Âu cũng bắt đầu gia nhập vào Liên minh Châu Âu và nâng số thành viên lên 27 nước.

Văn hóa Châu Âu

Châu Âu nổi tiếng về nền văn hóa của riêng mình. Ngôn ngữ ở Châu Âu gồm ba nhánh: nhóm ngôn ngữ Rôman ( bắt nguồn từ tiếng Latin), nhóm ngôn ngữ German và nhóm ngôn ngữ tộc Slav. Ngoài ba nhóm ngôn ngữ chính này, có rất nhiều ngôn ngữ khác được sử dụng ở Châu Âu

Khác với Áo và Nam Tư, tất cả các quốc gia ở Châu Âu đều đặt tên ngôn ngữ theo tên đất nước. Tiếng Đức là ngôn ngữ chính thức tại Áo và tiếng Serbo-Croatian là ngôn ngữ được sử dụng ở Nam Tư.

Kitô Giáo là tôn giáo chính ở Châu Âu. Có ba nhánh tiêu biểu ở Châu Âu, cụ thể là Công giáo, Tin Lành và Chính thống giáo Đông phương. Tại một vài khu vực ở Châu Âu, Hồi giáo là tôn giáo điển hình. Ở các khu vực khác còn có các tôn giáo khác như Phật Giáo, Do Thái Giáo và Ấn Độ Giáo. Tuy nhiên, tại Châu Âu hiện nay đang nổi lên xu hướng về những người phi tôn giáo, theo chủ nghĩa vô thần và theo thuyết bất khả thi.

Châu Âu được ưu ái về sự đa dạng vì thế mỗi quốc gia đều có đặc sản ẩm thực riêng biệt mặc dù một vài món ăn có phần tương tự nhau ở một số nước. Ẩm thực Châu Âu có thể được chia ra theo các khu vực như Đông Âu, Bắc Âu, Nam Âu, Tây Âu. Sự khác biệt này đã được thể hiện rõ trên mặt địa lý.

Sự thật thú vị về Châu Âu

Thành Quốc Vatican được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Đây là “quốc gia” duy nhất trên thế giới được UNESCO công nhận .

Thành Quốc Vatican được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Đây là “quốc gia” duy nhất trên thế giới được UNESCO công nhận .

Do sự hiện diện của Iceland và Nga, Châu Âu bắt đầu từ Bắc Mỹ và cũng kết thúc từ Bắc Mỹ.

Suốt 20 năm qua, dân số Châu Âu không thay đổi vì tỷ lệ sinh và tử đều không đổi.

Nếu Nhật Bản được mệnh dang là “Đất nước mặt trời mọc” thì Na Uy là “ Vùng đất mặt trời mọc lúc nửa đêm”.

Hiểu theo đúng nghĩa đen thì không có sa mạc ở Châu Âu.

Có ba múi giờ ở châu Âu, cụ thể là múi giờ Đông Âu, múi giờ Tây Âu và múi giờ Trung Âu.

Điều thú vị ở Châu Âu là  đơn vị tiền tệ Euro được giới thiệu vào năm 2002 và  là đồng tiền chung của 12 nước . Vào năm 2004, 2007, 2008, 2009 và 2011, có thêm nhiều nước sử dụng Euro là đơn vị tiền tệ duy nhất.

Tượng Nữ thần Tự do được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp là Frédéric Bartholdi và được xây dựng bởi kỹ sư tài hoa Alexandre Gustave Eiffel trước khi tượng được trao tặng tới Hoa Kỳ.

Istanbul  là khu vực đô thị duy nhất nằm trên lãnh thổ của hai lục địa, vì Istanbul nằm trên eo biển Bosphorus, một phần của châu Âu cũng như châu Á. Vì vậy, người ta thường được nói “nếu bạn muốn ăn trưa ở châu Âu và ăn tối ở châu Á, thì bạn phải tới Istanbul”.

Có ba quốc gia ở Châu Âu có tên bắt đầu từ chữ cái “I” là Iceland, Italy và Ireland.

Bạn chắc hẳn sẽ rất ngạc nhiên khi biết Đức là quốc gia giáp với 9 nước, cụ thể  là Thụy Sĩ, Hà Lan, Ba Lan, Đan Mạch, Pháp, Luxembourg, Áo, Bỉ và Cộng hòa Séc.