Top 10 điều có lẽ bạn không biết về thời Trung Cổ

Đây là một trong những giai đoạn hấp dẫn nhất trong lịch sử, với nhiều sự kiện nổi bật diễn ra như sự ra đời của Đại Hiến Chương Magna Carta, đại dịch Cái Chết Đen và Chiến Tranh Trăm Năm. Nhưng thực sự bạn biết được bao nhiêu về thời Trung Cổ (hay Trung Đại) ? Sau đây, ngài John H Arnold, giáo sư lịch sử thời trung cổ tại Đại học Birkbeck ở Luân Đôn, sẽ tiết lộ 10 điều có thể làm bạn ngạc nhiên về giai đoạn này…

Top 10 điều có lẽ bạn không biết về thời Trung Cổ

1) Không phải ai cũng là hiệp sĩ hoặc nông nô hoặc giáo sĩ

Mặc dù một số tác giả thời trung cổ mô tả tầng lớp xã hội lúc bấy giờ được chia thành ‘ba thứ bậc’ – những người dành thời gian cầu nguyện, những người xông pha vào chiến trường và những người lao động – và thứ bậc này đã hình thành một hình ảnh ngày càng không chính xác về thời trung cổ sau khoảng năm 1100.

Dân số của châu Âu tăng mạnh trong suốt thế kỷ 12 và 13 cùng với mở rộng của các thành phố và các thị trấn.  Thành phố Paris mở rộng gấp mười lần (và thành phố Luân Đôn cũng tương tự) trong giai đoạn này. Ở các thành phố có đa dạng người làm đủ loại công việc: thương gia, người bán hàng, thợ mộc, người bán thịt, thợ dệt, người bán thức ăn, kiến trúc sư, họa sĩ, nghệ sĩ tung hứng…

Còn ở nông thôn, không hẳn tất cả mọi người ở đây đều là ‘nông nô’ bần cùng ( ‘không tự do’ và cuộc đời chỉ gắn liền với đất đai). Nhiều nông dân – cả đàn ông lẫn phụ nữ đều sống tự do và sở hữu đất đai của riêng mình, trong khi đó thực tế những người ‘không tự do’ đã mua và bán đất đai và hàng hóa như những nông dân bình thường.

Tất nhiên ở xã hội lúc bấy giờ cũng có nhiều công nông  nghèo bị áp bức nhưng đó không phải là tình trạng phổ biến.

2) Dân chúng có quyền bầu cử

Một số bộ phần người dân có quyền bầu cử. Tất nhiên đó không phải là một cuộc bỏ phiếu cho chính phủ đại diện quốc gia – bởi vì lúc bấy giờ nhà nước chính phủ không tồn tại  – mà là một cuộc bỏ phiếu chính kiến trong quần thể địa phương.  Vào thế kỷ 12 và 13 tại Pháp, nhiều thị trấn và làng mạc được điều hành ở cấp địa phương như một xã, và thường có các cuộc bầu cử thường niên cho ‘các quan chấp chính’ và ‘ủy viên hội đồng’, nơi hầu hết đàn ông có quyền bầu cử.

Một loại hình bầu cử và chính phủ phức tạp hơn được áp dụng tại các thành bang miền bắc Italy, với nhiều tầng lớp các quan chức được bầu chọn. Phụ nữ thời này thường không được đề bạt làm quan cũng như không có quyền bỏ phiếu, nhưng có một số người được lưu lại trong các điều lệ đã thỏa thuận về ‘quyền tự do’ mà Pháp tự hào sở hữu.

3) Nhà thờ không săn lùng phù thủy

Lúc bấy giờ ở thời trung cổ không có các cuộc săn lùng phù thủy với quy mô lớn và hoang tưởng chung với định kiến phù thủy độc ác, mà đó là hiện tượng ở thời cận đại, chủ yếu là vào  thế kỷ 16 và 17. Người ta tiến hành một số vụ xử tử phù thủy ở thời Trung cổ, và chúng lan rộng hơn ở các vùng nói tiếng Đức vào thế kỷ 15, nhưng những người tiến hành xử tử hầu như luôn là chính quyền chứ không phải các giáo sĩ.

Đối với phần lớn thời Trung cổ,  các giáo sĩ cho rằng ma thuật là vô nghĩa ngu ngốc, không có tác dụng và họ giữ nguyên thông điệp này trong suốt thời Trung Đại. Khi Heinrich Kramer viết sách nổi tiếng với tựa đề là Malleus Maleficarum (Chiếc búa phù thủy) vào cuối thế kỷ 15 với mục đích cố gắng thuyết phục mọi người về sự tồn tại của phù thủy. Nhà thờ đã chỉ trích quyển sách này ngay sau đó, và ngay cả khi vào đầu thế kỷ 16, nhà thờ vẫn cảnh báo các tòa án dị giáo không nên tin vào mọi thông điệp trong sách.

4) Đã sẵn có nền văn hóa Phục hưng và phát minh khoa học thực nghiệm

Khi nói về cụm từ “Phục hưng”, chúng ta sẽ tự giác nghĩ ngay đến các công trình kinh điển trong văn học, nghệ thuật kiến trúc và thời kỳ phục hưng ở cuối thời Trung Đại. Đây là một trong số các cách mà chúng ta chuyển tư duy từ “trung đại” sang cận “hiện đại”.

Tuy vậy trên thực tế, các trí thức thời Trung Cổ cũng có “nền văn hóa phục hưng” của thời kỳ  phục hưng cổ và hùng biện. Vào thế kỷ 12 , phong trào “phục hưng” dựa trên các tác phẩm của Aristotle và các học giả khác thông qua các nhà triết học và dịch giả người Ả Rập.

Một trong những kết quả là đưa ra một cách tiếp cận tìm hiểu và phản chiếu về thế giới vật chất, và làm Roger Bacon (1214 – 1294) suy nghĩ về cách người ta có thể quan sát và thử nghiệm thông qua thế giới vật chất để tìm hiểu thêm về điều này.

5) Người trung cổ di chuyển và buôn bán rộng khắp mọi nơi

Có thể đối với con người thời trung cổ – đặc biệt là những người sống ở miền quê – sẽ hiếm khi đi xa nhà. Nhưng đó lại là điều rất phổ biến đối với rất nhiều người vào những thời đại về sau.

Tuy nhiên, không phải là người trung cổ không đi lại. Rất nhiều người trung cổ đi hành hương và đôi khi họ phải đi ngàn dặm . Thương nhân là những người di chuyển nhiều và liên kết thế giới thông qua việc trao đổi hàng hóa từ mọi miền thế giới.

Ngay từ thời kỳ đầu Trung Cổ, tất cả các mặt hàng cao cấp được chuyển từ nhiều nơi trên thế giới tới châu Âu: Vải lụa từ Trung Quốc, các loại gia vị từ châu Á được đưa đến Châu Âu qua vùng Trung Đông, ngoài ra còn có hổ phách và lông thú từ vùng Baltic. Thậm chí một số lữ khách dày dạn còn viết sách kể lại các cuộc hành trình của họ: như William Rubruck đã viết cuốn “Hành trình tới phương Đông của thế giới”, miêu tả chuyến đi kéo dài ba năm của ông từ năm 1253, qua các vùng đất mà ngày nay là Ukraine và Nga.

6) Họ có một số phong tục ‘dân gian’ tuyệt vời

Phần lớn nền văn hóa cộng đồng của thời Trung cổ được định hình hoặc ít nhất được lan rộng bởi Kitô giáo. Nhưng cũng có một số phong tục khá gây tò mò nhưng có thể có nguồn gốc lâu đời hơn được nhà thờ chấp nhận.

Được tìm thấy tại khắp mọi miền Châu Âu, phong tục đốt cháy thùng đựng rượu (đáy tròn, thành cao phình ra ở giữa) vào Đêm Hạ chí. Một phong tục khác là ném lúa mì qua đầu một cặp đôi mới cưới. Việc quyên góp tiền cho tổ chức từ thiện bằng cách mở “tiệc bia quyên góp” cũng là một phong tục khá phổ biến: pha một lô bia, tổ chức một bữa tiệc bia lớn để tiêu số bia và thu thập các khoản quyên góp.

Chắc chắn không nghi ngờ gì việc chúng ta nghĩ đó là “mê tín dị đoan”, như việc thường xuyên cầu đàn sự bảo vệ siêu nhiên chống lại bệnh tật hoặc thu hoạch thất bại. Nhưng các lễ hội Hạ chí, và bia cũng có vẻ đem lại những tràng cười vui vẻ.

7) Không nhất thiết phải làm đám cưới ở nhà thờ

Thực tế, bạn gần như không cần phải kết hôn trong nhà thờ, chỉ những người muốn cuộc hôn nhân của họ được ‘trang trọng’ hơn sẽ làm lễ cưới tại cổng vào nhà thờ. Nhưng trong mọi trường hợp, các cặp đôi không cần nhà thờ, hay linh mục, hay các công bố , hay bất kỳ đồ dùng tôn giáo nào

Nhà thờ chắc chắn muốn mọi người làm những điều này: từ khoảng thế kỷ 12, các tranh luận về việc hôn nhân là một nghi thức trang trọng nổ ra  (có nghĩa là Chúa ban hành một sự thay đổi đến thế giới). Nhưng trong thực tế, và trong luật pháp, người dân có thể kết hôn bằng việc tuyên bố rõ về ý nguyện của họ đến đối phương.

Phải có sự ưng thuận, và người chứng kiến lễ cưới (đề phòng trường hợp cô dâu/ chú rể thay đổi ý định).

Nhưng bạn có thể kết hôn một cách đơn giản.

8) Hầu hết các tác giả vĩ đại thời Trung cổ không viết

Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng biết chữ là một việc đơn giản nhưng trên thực tế, nó kết hợp nhiều kỹ năng khác nhau, trong đó bao gồm kỹ năng viết. Suốt thời Trung Cổ, đối với những người chuyên chép sách thì viết là một loại lao động, và đó không phải là thứ gì đó thông minh, những người có tầm ảnh hưởng quan trọng như các nhà thần học và các nhà trí thức sẽ thấy khó chịu khi viết.

Thay vào đó, họ sẽ sử dụng phần mềm nhận dạng giọng nói thời trung cổ: đó là một người chuyên ghi chép và học sẽ viết ra những gì tác giả đã đọc.

9) Mốt số bộ phận người dân không quá sùng đạo

Thời Trung Cổ nổi tiếng với các minh chứng xác thực về cực đoan tôn giáo như: những điều huyền bí, các vị thánh, cuộc quất roi hành xác và các cuộc đại hành hương và những thứ tương tự như thê. Nhưng sẽ là sai lầm khi cho rằng người dân thời kỳ này chỉ quan tâm tới Chúa và tôn giáo và lại càng sai hơn khi nghĩ họ không phản ánh những hoài nghi.

Bằng chứng đáng tin cậy là từ một số người không sùng đạo, họ khá xem thường việc tin vào các tín ngưỡng riêng biệt cũng như  những phép màu từ thần thánh, hoặc bản chất của lễ ban thánh thể, hoặc những điều được cho là xảy ra sau khi chết. Nhiều người cũng cho rằng linh hồn “không có gì ngoài” và đơn giản nó sẽ biến mất sau cái chết. Một số khác cũng tin rằng không có lý do gì để cho rằng Chúa trời giúp thực vật và cây cối phát triển, mà đó chỉ là kết quả của hoạt động canh tác đất đai.

Thậm chí cũng có bằng chứng cho thấy rằng người dân không quá lo về vấn đề tôn giáo và hầu hết họ không đi nhà thờ vào chủ nhật. Đầu thế kỷ 14, một linh mục người Tây Ban Nha đã nói với người giám mục của ông rằng có rất ít người tới nhà thờ vào Chủ nhật và hầu như mọi người đổ ra đường vui chơi. Các ghi ghép khác còn tiết lộ rằng có ít nhất một đám đông người thiểu số vui chơi ở nơi khác vào sáng Chủ nhật.

10) Họ không tin rằng thế giới phẳng

Hầu hết mọi người có thể biết điều này cũng như biết mũ sắt của người Viking không có sừng. Cả hai đều trích từ huyền thoại về thời kỳ Victoria, cùng với ý tưởng quốc vương có quyền ngủ một đêm với bất kỳ người phụ nữ mới cưới nào.

Điều khiến cho việc nghiên cứu lịch sử thời trung cổ hấp dẫn là bạn phải vật lộn với cả vấn đề khó hiểu của việc giải đáp thông tin từ những ghi chép còn tồn tại khó đọc và thường bị phân mảnh, và gặp thách thức liên tục trong việc tư duy để đưa ra các giả định và tiếp tục với các giả định của người đi trước.

John H Arnold là giáo sư lịch sử  về thời Trung cổ tại Đại học Birkbeck,  thành phố Luân Đôn. Ông là tác giả sách The Oxford Handbook to Medieval Christianity (Cẩm nang của đại học Oxford về Cơ đốc giáo thời trung cổ) (OUP, 2014), sách What is Medieval History?(Lịch sử thời Trung cổ) (Polity, 2008) và sách Belief and Unbelief in Medieval Europe (niềm tin và sự thiếu niềm tin vào châu Âu thời Trung cổ ) (Bloomsbury, 2005).