SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ BỒ ĐÀO NHA

Tim Lambert

THỜI CỔ ĐẠI

Nhân loại đã sinh sống ở Bồ Đào Nha từ khoảng 30.000 năm TCN khi thế giới còn trong thời kỳ băng hà. Những người đầu tiên sinh sống ở đây là thợ săn và ngư dân. Họ hái lượm thực vật để lấy thức ăn, mặc quần áo từ da thú và chế tạo công cụ từ đá.

Vào khoảng 5.000 năm TCN, nông nghiệp đã bắt đầu được phổ biến tại Bồ Đào Nha nhưng nông dân chủ yếu dùng công cụ bằng đá cho việc đồng áng. Vào khoảng năm 2.000 TCN, đồng được giới thiệu vào Bồ Đào Nha.

Khoảng năm 700 TCN , các bộ tộc người Celt du nhập vào Bồ Đào Nha từ phía bắc và họ đưa sắt vào quốc gia này.

Khoảng độ năm 800 TCN, người Phoenicia (nay là Liban) đã bắt đầu trao đổi buôn bán với người Bồ Đào Nha vì họ cần thiếc ở quốc gia này để tạo ra đồng. Vào khoảng năm 600 TCN, người Hy Lạp cũng bắt đầu giao dịch buôn bán với người Bồ Đào Nha.

Người La Mã lần đầu xâm chiếm Bán đảo Iberian vào năm 210 TCN. Họ sớm chinh phục miền nam nhưng không nắm được quyền kiểm soát tại khu vực trung tâm, nơi người Lusitani – một nhánh khác của tộc Celt sống. Vào năm 193 TCN, dưới sự lãnh đạo của Viriatus, người Lusitania  nổi dậy chống lại ách thống trị của người La Mã. Cuộc đấu tranh kéo dài vài thập kỷ và thất bại vào năm 139 TCN khi Viriatus bị bắt. Sau đó, cuộc kháng chiến suy yếu và bộ lạc Celt sáp nhập vào Đế quốc La Mã thành tỉnh Lusitania.

Cuối cùng, miền nam Bán đảo Iberia hoàn toàn sáp nhập vào Đế quốc La Mã. Lúa mì, oliu và rượu vang là những sản phẩm của vùng đất là Bồ Đào Nha ngày nay từng được xuất khẩu tới Rome.

Tuy nhiên, vào giữa thế kỷ thứ 3 SCN, Đế chế La Mã bị suy yếu. Vào thế kỷ thứ 5, ách thống trị tại Bồ Đào Nha của Đế quốc sụp đổ. Năm 409, người Germanic đánh chiếm bán đảo Iberian. Bộ lạc Suevi đánh chiếm Bồ Đào Nha. Vào thế kỷ thứ 6, người Visigoths đã thống trị được Tây Ban Nha, bắt đầu tấn công và đánh bại tộc Suevi vào năm 585.

Những kẻ xâm lược người Germanic trở thành tầng lớp thượng lưu mới. Họ là những địa chủ và các chiến binh coi rẻ việc các giao dịch buôn bán. Dưới sự cai trị của họ, việc buôn bán được kiểm soát bởi người Do Thái.

THỜI TRUNG CỔ

Năm 711, người Moor từ Bắc Phi đánh chiếm bán đảo Iberian. Họ nhanh chóng chinh phục được miền nam Bồ Đào Nha và bắt đầu công cuộc cai trị nơi này qua nhiều thế kỷ, nhưng thất bại trong việc khuất phục bắc Bồ Đào Nha. Dưới sự cai trị của người Moor, miền nam Bồ Đào Nha phát triển thịnh vượng và đời sống đô thị phồn thịnh.

Trong khi đó tiểu vương quốc Visigoth dần dần phát triển ở miền bắc. Vào thế kỷ 11, tiểu vương quốc này được biết đến là Bồ Đào Nha. Bá tước là chư hầu của quốc vương xứ Leon nhưng cả 2 bá quốc đều có sự khác biệt về văn hóa.

Năm 1095, quốc vương của Leon trao quyền cai trị Bồ Đào Nha cho con gái là Dona Teresa cùng con rể. Khi chồng qua đời, Dona thay con trai làm quan nhiếp chính và kết hôn với quý tộc từ Galicia. Các quý tộc Bồ Đào Nha lo về viễn cảnh thống nhất với Galicia, vì thế họ đã nổi dậy, được con trai của bà là Dom Alfonso Henriques chỉ hủy và đánh bại Teresa trong trận Sao Mamede. Sau đó Alfonso Henriques trở thành Bá tước Bồ Đào Nha.

Bồ Đào Nha dần dần độc lập khỏi vương quốc Leon. Năm 1140, Alfonso tự xưng là Quốc vương của Bồ Đào Nha và tuyên bố độc lập. Năm 1179, Giáo hoàng công nhận ông là quốc vương.

Trong thời gian đó, quốc vương Alfonso bắt đầu tái chiếm lãnh thổ từ người Moor. Năm 1139, Alfonso đánh bại người Moor trong trận Ourique. Năm 1147, ông chiếm được Lisbon và dời biên giới đến sông Tagus. Về sau ông chiếm vùng lãnh thổ ở miền nam Tagus.

Trong khi đó, thương mại vẫn tiếp tục phát triển thịnh vượng tại Bồ Đào Nha và người Do Thái vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng.

Cuộc họp nghị viện đầu tiên được tiến hành vào năm 1211. Mới đầu chỉ có giáo sĩ và giới quý tộc được tham gia nhưng về sau, Quốc vương Dinis (1279 – 1325) cho phép tầng lớp thương nhân cử người đại diện tham gia, điều này chứng tỏ tầm quan trọng ngày càng tăng của thương nhân.

Từ giữa thế kỷ 13, Lisbon trở thành thủ đô của Bồ Đào Nha. Năm 1290, trường đại học đầu tiên được xây dựng tại Lisbon ( dù nó đã sớm dời sang Coimbra).

Trong thời gian vị trì của mình, quốc vương Dinis cho lệnh trồng rừng thông và thoát nước đầm lầy để canh tác, vì thế nông nghiệp phát triển thịnh vượng.

Giống như các quốc gia khác ở Châu Âu, năm 1948-1949, Bồ Đào Nha hứng chịu dịch bệnh Cái chết Đen với một phần ba dân số tử vong.

Sau đó vào cuối thế kỷ 14, Bồ Đào Nha bị kéo vào cuộc chiến. Khi Quốc vương Fernando (1367-1383) băng hà, con gái Beatriz lên ngôi nữ hoàng cai trị. Nhưng cuộc hôn nhân giữa nữ hoàng và quốc vương Juan của Castile làm dấy lên nỗi lo trong lòng người dân về việc mất độc lập và phải thống nhất với Castile.

Họ bắt đầu khơi dậy cuộc kháng chiến. Quốc vương của Castile đánh chiếm Bồ Đào Nha để ủng hộ vợ và cuộc chiến kéo dài trong 2 năm. Cuối cùng, đội quân Bồ Đào Nha (cùng với sự giúp đỡ từ cung thủ Anh) đánh bại người Castile trong trận chiến Aljubarrota. Dom Joao lên ngôi vua và giữ vững độc lập Bồ Đào Nha.

Năm 1386, Bồ Đào Nha thiết lập liên minh với Anh.

Vào thế kỷ 15, Bồ Đào Nha trở thành quốc gia hàng hải lớn mạnh. Bồ Đào Nha giành được thuộc địa là Ceuta ở Morocco vào năm 1415, phát hiện Madeira vào năm 1419 và tiếp sau là Azores vào năm 1427.

Tại thời điểm đó, với mong muốn dẫn đầu khám phá hàng hải, Hoàng tử Henry the Navigator (1394-1460) đã tài trợ tài chính cũng như tàu thuyền cho các thuyền trưởng. Các thủy thủ Bồ Đào Nha mạo hiểm khám phá hơn nữa. Khi Hoàng tử Henry qua đời, cuộc viễn chinh đã khai phá mãi đến vùng Sierra Leone. Sau đó Tangier bị chiếm đóng năm 1471. Cuối cùng vào năm 1488, Bartolomeu Dias đặt chân tới Mũi Hảo Vọng.

Năm 1492, Columbus khám phá ra Tây Ấn. Quốc vương Bồ Đào Nha tuyên bố quyền sở hữu những vùng đất mới ở miền nam quần đảo Canary. Nhưng hiệp định Tordesillas năm 1949 đã chấm dứt tranh chấp giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, cả hai quốc gia đều đồng ý phân chia các vùng đất mới dọc theo kinh tuyến 370 về phía tây quần đảo Cape Verde thuộc sở hữu của Tây Ban Nha và vùng đất phía đông thuộc sở hữu của Bồ Đào Nha.

Theo hiệp ước năm 1498, Vasco da Gama đã dẫn đầu cuộc thám hiểm vòng quanh Châu Phi và đến Ấn Độ.

SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ BỒ ĐÀO NHA

GIAI ĐOẠN THẾ KỶ 16 VÀ THẾ KỶ 17

Châu Á là nguồn cung các loại gia vị lý tưởng và chúng khá đắt đỏ ở Châu Âu. Thông qua đường thủy, việc nhập khẩu các loại gia vị từ Châu Á đem lại nguồn thu khổng lồ. Thuở đầu, Bồ Đào Nha chiếm ưu thế trên thị trường buôn bán gia vị. Năm 1510, Bồ Đào Nha thôn tính Goa của Ấn Độ. Năm 1511, chiếm Malacca ở Indonesia. Năm 1514, họ đến Trung Quốc và thành lập điểm giao dịch tại Macao. Bồ Đào Nha cũng tiến hành thực dân hóa Brazil.

Trong khi đó, vào năm 1536, Pháp đình tôn giáo được thành lập tại Bồ Đào Nha. Cuộc hành quyết đầu tiên diễn ra vào năm 1541 và 1765 là lần hành hình cuối cùng.

Quốc vương Sebastiao (1557-1576) dẫn đầu cuộc thám hiểm đến Morocco và cuộc thám hiểm kết thúc trong thảm họa khi quốc vương và hàng ngàn người Bồ Đào Nha, phần lớn là giới quý tộc, đều thiệt mạng.

Sebastiao kế vị quốc vương Henrique khi nhà vua không có con nối dõi. Quốc vương Philip II của Tây Ban Nha tuyên bố ngai vàng Bồ Đào Nha với  lý do ông là cháu trai của quốc vương Sebastiao. Tây Ban Nha chiếm ưu thế trong trận Alcantara và quốc vương Philip Đệ Nhị của Tây Ban Nha lên ngôi và lấy hiệu là Philip Đệ Nhất của Bồ Đào Nha.

Từ khoảng thời gian đó cho đến năm 1640, cả Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đều có chung một quốc vương nhưng việc thống nhất cả hai quốc gia tiến triển chậm. Năm 1640, các quý tộc Bồ Đào Nha đã khởi dậy cuộc đảo chính tại Lisbon và lật đổ chính quyền Bồ Đào Nha. Công tước xứ Braganza lên ngôi Quốc vương Joao đệ IV.

Tây Ban Nha không công nhận độc lập của Bồ Đào Nha cho đến năm 1668 khi ký kết hiệp ước Lisbon.

Vào thế kỷ 17, Bồ Đào Nha bắt đầu suy yếu. Vào thế kỷ 16, cùng với Châu Á, Bồ Đào Nha là thống lĩnh thị trường buôn bán gia vị nhưng sang thế kỷ 17, họ đã đánh mất vị thế vào tay Hà Lan.

GIAI ĐOẠN THẾ KỶ 18

Người ta đã tìm ra vàng vào cuối thế kỷ 17 và phát hiện ra kim cương vào năm 1730 ở Brazil. Thuế từ cả hai mặt hàng này đã đem về nguồn thu đối với kho bạc Bồ Đào Nha.

Thêm vào đó, vào năm 1717, Bồ Đào Nha thắng Thổ Nhĩ Kỳ trong trận hải chiến tại Matapan.

Bồ Đào Nha ký hiệp ước thương mại Methuen với Anh vào năm 1703 để thúc đẩy xuất khẩu rượu vang tới Anh.

Marques de Pombal trở thành thủ hiến của quốc vương vào năm 1750. Vào năm 1755, Lisbon hứng chịu trận động đất kinh hoàng với hàng chục ngàn người thiệt mạng và toàn khu vực thành phố bị san bằng. Pombal đã lập tức bắt tay tái thiết lại Lisbon như một thành phố hiện đại.

Năm 1758, biết mục đích ám sát quốc vương của một số quý tộc, Jose I. Pombal nhân cơ hội này đã ra lệnh hành quyết một số quý tộc hùng mạnh. Ông cũng trục xuất  dòng Tên ra khỏi Bồ Đào Nha và sung công tài sản của họ.

Với ý định biến Bồ Đào Nha thành chế độ chuyên quyền khai sáng, Pombal thực hiện một số cải cách về pháp lí cũng như thuế, ông cũng xúc tiến thương mại và xây dựng các trường học do nhà nước tài trợ.

Nhưng khi quốc vương băng hà vào năm 1777, những đối thủ của Pombal đã nhân cơ hội đưa ông ra xét xử với biện pháp khắc nghiệt của chế độ trước. Ông bị kết án có tội nhưng không phải chịu hình phạt vì tuổi già.

GIAI ĐOẠN THẾ KỶ 19

Năm 1807, quân đội Pháp tấn công Bồ Đào Nha, toà án Bồ Đào Nha chạy trốn sang Brazil. Tuy nhiên các cuộc kháng chiến nổi dậy chống lại Pháp vào năm 1808 tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Anh Quốc gửi lực lượng quân đội dưới sự chỉ huy của John Moore đến Bồ Đào Nha. Jonh Moore tử trận trong trận Corunna vào tháng 1/1809 nhưng quân đội Pháp không thể đánh đuổi quân đội Anh ra khỏi Bồ Đào Nha. Sau 3 năm chiến tranh, quân đội Pháp bị đánh đuổi khỏi Bồ Đào Nha vào năm 1811.

Vào thời điểm cuộc cách mạng bùng phát vào năm 1820 tại Bồ Đào Nha, quốc vương vẫn ở tại Brazil. Vì sự vắng mặt của ông, một nhóm sĩ quan quân đội đã chiếm đoạt quyền lực và thành lập “ Nghị viện” để xây dựng hiến pháp mới nhưng hiến pháp này không phổ biến. Các địa chủ phe Bảo thủ và giáo sĩ cực kì không tán thành chế độ tự do mới.

Năm 1821, Nghị viện yêu cầu quốc vương Joao đệ VI trở về, ông trở về và ông chấp nhập hiến pháp mới nhưng hoàng hậu phản đối.

Song, ông vẫn để con trai Pedro ở lại Brazil và dưới sự chỉ huy của Pedro, Brazil tuyên bố độc lập khỏi Bồ Đào Nha.

Quốc vương Joao đệ VI băng hà vào năm 1826. Người kế vị ngai vàng là Pedro – cũng hoàng đế của Brazil, không có ý định trị vì Bồ Đào Nha. Ông thoái vị và để lại ngai vàng của Bồ Đào Nha cho con gái 7 tuổi là Maria da Gloria nhưng em trai của quốc vương là Miguel làm quan nhiếp chính thay cháu gái.

Pedro cũng đã lập ra một ‘hiến chương’ để thay thế hiến pháp tự do. Hiến chương này vẫn hạn chế quyền lực của quốc vương nhưng nó không tự do như hiến pháp cũ.

Nhiếp chính vương Miguel chấp nhận hiến pháp mới nhưng ông sớm bác bỏ hiến pháp và tự cho mình quyền cai trị. Với sự ủng hộ của phe bảo thủ, ông tự xưng ngôi quốc vương vào năm 1828.

Một cuộc nổi dậy chống lại sự thống trị của Miguel khởi nguồn từ Azores. Sau đó vào năm 1831, hoàng đế của Brazil là Pedro thất thế và chạy trốn sang Châu Âu, tuyên bố mình là nhiếp chính vương của Bồ Đào Nha thay vì em trai là Miguel. Những người nổi dậy chuẩn bị công cuộc ủng hộ Pedro và phiến quân nổi dậy cùng sự giúp đỡ từ Anh tiến vào Bồ Đào Nha vào năm 1832. Cuộc chiến kéo dài cho đến năm 1834 khi Pedro chiến thắng ngai vàng và Miguel bị lưu đày.

Bồ Đào Nha bị chia rẽ bởi xung đột giữa những người ủng hộ nhà nước quân chủ mạnh mẽ truyền thống và những người theo hiến pháp tự do. Cả hai phe đều không đạt được thỏa thuận.

Vào năm 1838, theo mong muốn của đảng Tự do, một hiến pháp mới được đưa ra nhưng đảng bảo thủ phản đối mạnh mẽ và bùng nổ cuộc nội chiến hai bên vào năm 1846-1847. Cuộc nội chiến chỉ kết thúc khi có sự can thiệp của các cường quốc bên ngoài.

Cuối thế kỷ 19, một số quốc gia Châu Âu đã chuyển mình nhờ vào cuộc cách mạng công nghiệp nhưng Bồ Đào Nha vẫn dừng ở mức là quốc gia nông nghiệp nghèo. Mù chữ là nguyên nhân chung cho việc phát triển kém này.

Trong khi chế độ quân chủ suy yếu và chế độ cộng hòa mạnh dần, một cuộc cách mạng cộng hòa diễn ra vào năm 1891 nhưng bị đánh bại. Tuy nhiên, Quốc vương Carlos bị ám sát vào năm 1908. Sau cùng cuộc cách mạng cộng hòa diễn ra vào năm 1910, dẫn đầu là quân đội và hải quân. Quốc vương Manuel II chạy trốn sang Anh.

THỜI HIỆN ĐẠI

Nhiều người dân Bồ Đào Nha nghèo đặt nhiều hi vọng vào cuộc cách mạng nhưng chẳng mấy chốc, họ vỡ mộng vì mức sống vẫn không được cải thiện.

Cuối cùng, quân đội nắm quyền vào năm 1926. Năm 1928, Antonio de Oliveira Salazar, một giảng viên tại Đại học Coimbra đã được bầu chọn làm bộ trưởng tài chính và trở thành thủ tướng vào năm 1932. Ông đã xây dựng một hiến pháp mới và được chấp nhận trong cuộc trưng cầu dân ý. Salazar trở thành một  kẻ độc tài ảo. Một lực lượng cảnh sát bí mật là PIDE (Policia Internacional e de Defensa do Estado) được thành lập. Báo chí bị kiểm duyệt và các đảng chính trị bị cấm. Salazar đã chi tiền cho các công trình công cộng như đường xá, cầu và nhiều tòa nhà công cộng. Ngành công nghiệp Bồ Đào Nha tăng trưởng đều đặn và dân số đô thị tăng. Tuy nhiên, nghèo đói vẫn còn lan rộng tại quốc gia này.

Thêm vào đó, vào đầu thập niên 1960, cuộc chiến tranh du kích bùng nổ tại các nước thuộc địa Bồ Đào Nha ở Châu Phi. Cuộc chiến chống lại các phiến quân nổi dậy cho thấy tình hình thuộc địa căng thẳng của Bồ Đào Nha.

Năm 1968, Marcelo Caetano lên thay vị trí của Salazar khi ông bị buộc phải từ chức vì lí do sức khỏe.

Các sĩ quan thành lập Lực lượng vũ trang (MFA) khi sự bất mãn quân sự ngày càng tăng. Ngày 25/4/1974, quân đội phát động cuộc đảo chính. Mọi người cài hoa cẩm chướng đỏ và trắng để ủng hộ cuộc cách mạng, từ đấy cuộc đảo chính được biết đến là cuộc Cách mạng Hoa cẩm chướng. Chế độ Dân chủ được phục hồi tại Bồ Đào Nha.

Bồ Đào Nha gia nhập Liên minh Châu Âu năm 1986 và cho phép lưu hành đồng Euro năm 1999. Năm 2006, Anibal Cavaco Silva giữ chức tổng thống Bồ Đào Nha. Ngày nay, quốc gia này nổi tiếng với oliu, lúa mì, rượu vang cùng nút bần và du lịch cũng là ngành công nghiệp trọng điểm. Cũng như các quốc gia khác tại Châu Âu, Bồ Đào Nha trải qua cuộc suy thoái kinh tế vào năm 2009 nhưng dần dần khôi phục và nền kinh tế lại dần tăng trưởng lần nữa.

Dân số hiện tại của Bồ Đào Nha là 10.8 triệu người.