Thông tin về đất nước Bồ Đào Nha

Bồ Đào Nha, một quốc gia với bề dày lịch sử phong phú về ngành hàng hải và thám hiểm, hướng tầm nhìn về Đại Tây Dương từ bán đảo Iberia.

Khi trao trả vùng lãnh thổ hải ngoại cuối cùng, Macau, cho chính quyền Trung Quốc vào năm 1999, Bồ Đào Nha chấm dứt thời kỳ làm cường quốc thuộc địa dài đăng đẳng và đôi khi đầy thăng trầm.

Gốc rễ của thời kỳ đó bắt nguồn từ thế kỷ thứ 15 khi những nhà thám hiểm Bồ Đào Nha như Vasco da Gama ra biển tìm đường đến Ấn Độ. Vào thế kỷ thứ 16, những thuỷ thủ này đã giúp xây dựng một đế chế rộng lớn bao trùm khắp Brazil cũng như một phần lớn châu Phi và châu Á. Có đến hơn 200 triệu người nói tiếng Bồ Đào Nha trên khắp thế giới.

Trong nửa đầu thế kỷ 20, Bồ Đào Nha đã trải qua một chế độ độc tài suốt nhiều thập kỷ mà trong đó Antonio de Oliveura Salazar là nhân vật chủ chốt.

Thời kỳ này chấm dứt vào năm 1974 trong một cuộc đảo chính bất bạo động, đầy ấn tượng được biết đến là Cách mạng Hoa Cẩm Chướng, mở ra một chế độ dân chủ mới.

DỮ KIỆN

Cộng hoà Bồ Đào Nha

Thủ đô: Lisbon

Dân số 10,7 triệu người

Diện tích 92.345 km vuông (33.655 dặm vuông)

Ngôn ngữ chính Tiếng Bồ Đào Nha

Tôn giáo chính Thiên Chúa giáo

Tuổi thọ trung bình 78 năm (đàn ông), 85 năm (phụ nữ)

Tiền tệ Euro

Cộng hoà Bồ Đào Nha

LÃNH ĐẠO

Tổng thống: Marcelo Rebelo de Sousa

Tổng thống Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa

Tổng thống: Marcelo Rebelo de Sousa

Một chính trị gia kỳ cựu của Đảng trung-hữu Xã hội Dân chủ, ông Rebelo de Sousa đã từng có sự nghiệp đáng chú ý trong ngành báo chí và phát thanh truyền thông trước khi được bầu vào vị trí tổng thống trên danh nghĩa vào tháng Ba 2016. Ông đứng ở vị thế độc lập, vận động hàn gắn mối chia rẽ gây ra bởi cuộc khủng hoảng nợ công và các biện pháp thắt lưng buộc bụng của Bồ Đào Nha năm 2011-2014, và đánh bại ứng cử viên cánh tả Antonio Sampaio da Novoa trong vòng đầu tiên.

Thủ tướng: Antonio Costa

Antonio Costa

Là lãnh đạo Đảng Xã Hội, ông Antonio Costa thành lập một chính phủ trung-tả vào tháng Mười Một 2015 sau một tháng chính kịch, giữa lúc mọi người đang mong đợi chấm dứt bốn năm thắt lưng buộc bụng tài chính.

Ông tham gia 2 đảng cực tả để đẩy lui liên minh cực hữu của thủ tướng đương nhiệm Pedro Passos Ceolho, dành số phiếu cao nhất trong đợt bầu cử quốc hội tháng Mười không gây thuyết phục.

Sinh năm 1961, ông Costa là một chính trị gia Đảng Xã Hội kỳ cựu, từng giữ một chức bộ trưởng trong chính phủ hai lần trước khi được bầu làm thị trưởng thủ đô Lisbon vào năm 2007, và từ chức để trở thành ứng viên Đảng Xã Hội cho chức thủ tướng vào năm 2015.

TRUYỀN THÔNG

TRUYỀN THÔNG

Truyền hình thương mại của Bồ Đào Nha có một lượng lớn người xem, và cạnh tranh gay gắt với nhà đài công chúng.

Truyền hình công chúng được vận hành bởi RTP. Mạng lưới tư nhân chính là TVI và SIC. Truyền hình nhiều kênh có sẵn thông qua truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình kỹ thuật số mặt đất và truyền hình giao thức internet (IPTV). Truyền hình cáp đang chiếm số đông.

Việc chuyển đổi sang truyền hình kỹ thuật số đã hoàn thành vào năm 2012.

Hệ thống radio công chúng, RDP, cạnh tranh với mạng lưới thương mại quốc gia, trạm phát sóng Radio Renascena của Công Giáo La Mã và khoảng 300 đại lý địa phương và trong vùng.

Sơ lược về Bồ Đào Nha – Dòng thời gian

Những sự kiện chính:

1908 – Vua Carlos và con trai cả bị ám sát tại Lisbon. Người con thứ hai Manual trở thành vua.

1910 – Vua Manuel II thoái vị trong cuộc cách mạng; Bồ Đào Nha tuyên bố một nền cộng hoà.

1911 – Hiến pháp mới chia tách nhà thờ khỏi nhà nước. Manuel Jose de Arriaga được bầu làm tổng thống đầu tiên của nền cộng hoà.

1916-18 – Bồ Đào Nha tham gia phe Đồng minh trong Thế chiến thứ nhất.

1926 – Đảo chính quân sự. Tướng Antonio de Fragoso Carmona trở thành tổng thống.

1928 – Carmona chỉ định Antonio de Oliveira Salazar thành bộ trưởng tài chính.

Thời Salazar

1932 – Salazar trở thành thủ tướng.

1933 – Hiến pháp “Nhà nước mới” (“Estado Novo”). Một phạm nhân bị dẫn đi trong cuộc Cách mạng Lisbon năm 1910, thời điểm lật đổ nhà vua.

1936 – Salazar chống lưng cho lực lượng dân tộc chủ nghĩa của tướng Franco trong nội chiến Tây Ban Nha.

Dân chơi tổ chức lễ ăn mừng tháng Anthony, vị thánh bảo hộ của Lisbon.

Dân chơi tổ chức lễ ăn mừng tháng Anthony, vị thánh bảo hộ của Lisbon.

1939-45 – Bồ Đào Nha giữ vị trí trung lập trong suốt Thế chiến thứ 2, nhưng cho phép Anh quốc sử dụng căn cứ không quân tại Azores.

1947 – Chính phủ triệt tiêu những cuộc nổi dậy, trục xuất các lãnh đạo công nhân và viên chức quân đội đến quần đảo Cape Verde.

1949 – Bồ Đào Nha trở thành thành viên sáng lập của NATO

1955 – Bồ Đào Nha gia nhập Liên Hiệp Quốc

1955 – Tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Độ và Bồ Đào Nha dẫn đến cắt đứt quan hệ ngoại giao

1958 – Đô đốc Americo Tomas trở thành tổng thống

1961 – Ấn Độ sáp nhập bang Goa thuộc Bồ Đào Nha. Nổi dậy tại Angola, Guinea và Mozambique.

1968 – Người kế nhiệm Salazar là Marcello Caetamo.

1970 – Salazar từ trần.

Đảo chính

1974 – Chính phủ Caetano bị lật đổ bởi một nhóm viến chức quân đội. Tướng Antonio Ribeiro de Spinola trở thành tổng thống, sau đó kế nhiệm bởi Tướng Francisco da Costa Gomes.

1974-75 – Các thuộc địa của Bồ Đào Nha như Guinea-Bissau, Mozambique, quần đảo Cape Verde, Sao Tome và Principe, và Angola giành độc lập.

Sau hơn 450 năm cai trị, Bồ Đào Nha rút quân khỏi Timor thuộc Bồ Đào nha – ngày nay là Đông Timor – sau đó bị chiếm bởi Indonesia.

Một lượng lớn kiều dân trở về nước từ các cựu thuộc địa.

1976 – Bầu cử quốc hội. Mario Soares trở thành thủ tướng. Tướng Antonio Ramalho Eanes đắc cử tổng thống.

Khởi đầu một kỷ nguyên mới

Cách mạng Hoa Cẩm Chướng năm 1974 chấm dứt nền độc tài lâu đời nhất châu Âu.

  • Quân đội thực hiện một cuộc đảo chính bất bạo động vào 25 tháng Tư, hiện tại là một ngày lễ lớn.
  • Chế độ mới thực hiện kế hoạch nhanh chóng phi thực dân hoá
  • Qua các thập kỷ kế tiếp, một hệ thống lưỡng đảng được thành lập

1974: Phiến quân nắm quyền kiểm soát Bồ Đào Nha

1979 – Liên minh trung-hữu thắng cử.

Chính phủ dân sự

1982 – Hội đồng Quân sự bị phế bỏ, phục hồi lại chính phủ dân sự.

1983 – Soares trở lại vị trí thủ tướng.

1985 – Cavaco Silva trở thành thủ tướng.

Tháng Một 1986 – Bồ Đào Nha trở thành thành viên của EEC (sau này là EU).

1987 – Cavaco Silva thắng đa số ghế trong quốc hội.

1991 – Soares tái đắc cử tổng thống.

1995 – Antonio Guterres trở thành thủ tướng.

1996 – Jorge Sampaio đắc cử tổng thống.

1999 – Lãnh thổ hải ngoại cuối cùng, Macau, được trao trả cho chính quyền Trung Quốc.

2001 – Jorge Sampaio được bầu thêm nhiệm kỳ tổng thống thứ hai.

Tháng Mười Hai 2001 – Dự á Alqueva trên sông Guadiana sắp hoàn thành, sẽ là hồ nhân tạo lớn nhất châu Âu, bị cho là làm tổn hại đến môi trường, khoa trương và không cần thiết.

Tháng Mười Hai 2001 – Thủ tướng Guterres từ nhiệm sau khi Đảng Xã hội của ông chịu thất bại nặng nề trong bầu cử địa phương. Quốc hội được giải tán, tổng tuyển cử sớm dự định diễn ra vào tháng Ba 2002.

Tháng Một 2002 – Euro thay thế đồng escudo.

Chính phủ Barroso

Tháng Ba 2002 – Lãnh đạo Dân chủ Xã hội Jose Manuel Durao Barroso thành lập liên minh trung-hữu sau khi đánh bại phe Xã hội trong cuộc tổng tuyển cử.

Tháng Tám 2003 – Chính phủ tuyên bố thảm hoạ quốc gia do nạn cháy rừng càn quét qua một khu vực lớn cây rừng. Quan chức nói rằng một khu vực kích cỡ Luxembourg đã bị thiêu rụi. Ít nhất 18 người chết; thiệt hại ước tính một tỷ Euro.

Tháng Bảy 2004 – Ông Barroso từ nhiệm chức thủ tướng để trở thành chủ tịch Ủy ban châu Âu. Pedro Santana Lopes, người kế nhiệm của ông Barroso là lãnh đạo Đảng Dân chủ Xã hội, thành lập chính phủ.

Tháng Mười Hai 2004 – Bốn tháng sau khi Thủ tướng Lopes thành lập chính phủ, Tổng thống Sampaio kêu gọi bầu cử sớm.

Tháng Hai 2005 – Đảng Xã hội giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử. Họ mở ra các cuộc cải cách kinh tế và xã hội, dẫn đến một loạt các cuộc đình công trong giới công nhân nhà nước.

Tháng Tám 2005 – Bồ Đào Nha kêu gọi sự trợ giúp từ bên ngoài do các vụ cháy rừng dữ dội trở nên trầm trọng hơn do hạn hán và được cho là tồi tệ nhất từ trước đến này, càn quét khắp đất nước.

Tháng Một 2006 – Thủ tướng Anibal Cavaco Silva của phe trung-hữu giai đoạn 1985-1995, được bầu làm tổng thống.

Tháng Ba 2007 – Các cuộc biểu tình rầm rộ – lớn nhất trong những năm gần đây – chống lại các cuộc cải cách kinh tế của chính phủ.

Tháng Tư 2004 – Tổng thống ký duyệt điều luật mới cho phép phá thai trong mười tuần đầu tiên của thai kỳ, cho phép Bồ Đào Nha nhập hội với phần lớn các nước châu Âu có điều luật tương tự.

Tháng Bảy 2007 – Bồ Đào Nha giữ chức chủ tịch Liên minh châu Âu.

Tháng Tư 2008 – Quốc hội Bồ Đào Nha bỏ phiếu áp đảo để phê chuẩn hiệp ước mới của Liên minh châu Âu. Các lãnh đạo châu Âu đã ký hiệp ước này tại hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ở Lisbon vào tháng Mười Hai 2007.

Tháng Năm 2008 – Quốc hội bỏ phiếu để đồng nhất cách phát âm tiếng Bồ Đào Nha nhiều hơn với cách phát âm của Brazil. Phe đối lập nói rằng đây là chịu thua ảnh hưởng của Brazil.

Tháng Chín 2009 – Đảng Xã hội đang nắm quyền đã thắng tái bầu cử nhưng mất phần lớn số ghế.

Tháng Mười 2009 – Lãnh đạo Đảng Xã hội Jose Socrates thành lập chính phủ thiểu số.

Khủng hoảng kinh tế

Tháng Ba 2010 – Hàng chục nghìn viên chức dân sự tổ chức đình công một ngày để phản đối kế hoạch đóng băng khoản lương của người lao động nhà nước.

Khủng hoảng kinh tế

Lượng người thất nghiệp cao trong giới trẻ gây ra các cuộc biểu tình

Chính phủ tuyên bố ra các gói thắt lưng buộc bụng, bao gồm cắt giảm chi tiêu công chúng và tăng thuế, để giảm thâm hụt ngân sách của Bồ Đào Nha.

Tháng Ba đến tháng Bảy 2010 – Trong lúc khủng hoảng nợ công khu vực đồng Euro, một vài cơ quan xếp hạng tín dụng hàng đầu đã hạ bậc nợ công chính phủ Bồ Đào Nha, càng làm giảm niềm tin vào kinh tế Bồ Đào Nha.

 Tháng Mười 2010 – Bồ Đào Nha được bầu làm thành viên không thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Một nhiệm kỳ hai năm sẽ bắt đầu vào ngày 1 tháng Một năm 2011.

Tháng Mười Một 2010 – Quốc hội chuyển ngân sách tiết kiệm nhằm mục tiêu giảm mức nợ công đang cao.

Tháng Ba 2011 – Chính phủ giải thể sau khi quốc hội bác bỏ gói thắt lưng buộc bụng mới. Jose Socrates tiếp tục là Thủ tướng với vai trò là người trông coi.

Tháng Tư 2011 – Bồ Đào Nha trở thành nước thứ ba thuộc Liên minh châu Âu, sau Hy Lạp và Irelanh, nộp đơn yêu cầu hỗ trợ tài chính để đối phó với thâm hụt ngân sách

Sự cứu trợ

Tháng Năm 2011 – Liên minh châu Âu và Tổ chức Tiền tệ Quốc tế nhất trí một khoản cứu trợ 78 tỷ Euro cho Bồ Đào Nha, với điều kiện phải bỏ việc cắt giảm chi tiêu.

Tháng Sáu 2011 – Bầu cử quốc hội. Đảng Xã hội thất bại. Đảng Dân chủ Xã hội thắng lợi, thành lập liên minh chính phủ với Đảng Nhân dân.

Tháng Bảy 2011 – Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody’s hạ bậc nợ công của Bồ Đào Nha xuống mức an toàn.

Tháng Tám 2011 – Chính phủ thông báo các đợt cắt giảm chi tiêu lớn nhất trong 50 năm, dự định giảm chỉ số tiêu dùng của người dân từ 44,2% GDP xuống 43,5% vào năm 2015.

Tháng Mười 2011 – Chính phủ đệ trình một gói cắt giảm chi tiêu và tăng thuế đến quốc hội nhằm nỗ lực đáp ứng điều kiện của gói cứu trojw78 tỷ Euro.

Các cuộc đình công

Tháng Mười Một 2011 – Hàng trăm nghìn công nhân đình công một tuần trước khi quốc hội hết hạn bỏ phiếu kế hoạc cắt giảm chi tiêu và tăng thuế.

Các cuộc đình công

Bồ Đào Nha khó có thể tránh được một cuộc khủng hoảng kinh tế qua việc yêu cầu cứu trợ gây khó khăn cho ngân hàng cho vay Banco Espirito Santo vào năm 2014

Cơ quan xếp hạng tính dụng Fitch hạ bậc nợ công của Bồ Đào Nha xuống mức an toàn.

Tháng Một 2012 – Cơ quan xếp hạng tín dụng Standard and Poor’s hạ bậc Bồ Đào Nha xuống mức an toàn. Hai công đoàn lớn nhất, CGTP và UGT, bất đồng quan điểm về một cuộc cải cách luật lao động, một phần của sự cứu trợ kinh tế của Bồ Đào Nha, cùng với việc UGT đạt được một thoả thuận với chính phủ.

Tháng Ba 2012 – Người lao động nhà nước tổ chức một cuộc đình công 24 giờ để phản đối cải cách luật lao động và các biện pháp thắt lưng buộc bụng.

Tháng Tám 2012 – Các con số cho thấy GDP của Bồ Đào Nha giảm 1,2% trong quý hai.

Tháng Chín 2012 – Liên minh châu Âu, IMF và Ngân hàng trung ương châu Âu cho Bồ Đào Nha một năm nữa để giảm thâm hụt ngân sách xuống thấp hơn chỉ tiêu của EU là 3% GDP, sau khi có dấu hiệu tái cân bằng kinh tế.

Tháng Bảy 2013 – Một vài bộ trưởng lâu năm từ chức trong việc kiểm soát khủng hoảng kinh tế, nhưng chính phủ vẫn trụ lại được.

Tháng Mười Một 2013 – Chính phủ chấp thuận thêm các khoản cắt giảm chi tiêu, chủ yếu ảnh hưởng đến tiền lương, điều kiện làm việc và tiền trợ cấp của nhân viên khu vực công, để tránh phải yêu cầu cứu trợ lần thứ hai.

Thoát khỏi tình trạng cứu trợ

Tháng Năm 2014 – Bồ Đào Nha thoát khỏi tình trạng xin cứu trợ quốc tế mà không tìm nguồn tài chính dự phòng từ các nhà cho vay.

Tháng Tám 2014 – Chính phủ bảo trợ cho ngân hàng cho vay Banco Espirito Santo – ngân hàng tư nhân lớn nhất Bồ Đào Nha – với 3,9 tỷ Euro để ngăn chặn một cuộc sụp đổ kinh tế quy mô lớn.

Tháng Mười Một 2014 – Bộ trưởng Bộ Nội vụ Miguel Macedo từ chức trong thời điểm điều trần tham nhũng có liên hệ với việc phân bổ giấy phép định cư, phần đông trong số đó đã tìm đến người nước ngoài sẵn sàng đầu tư lớn vào nhà đất Bồ Đào Nha.

Tháng Một 2015 – Chính phủ chấp thuận các quy định cho phép con cháu của người Do Thái bị trục xuất khỏi nước nhiều thế kỷ trước được trở thành công dân Bồ Đào Nha.

Tháng Ba 2015 – Người đứng đầu cơ quan thu thuế từ chức giữa lúc đang có cáo buộc rằng ông ta cố che giấu các tài liệu về các nhân tầm cỡ khỏi bị dò xét.

Tháng Mười Một 2015 – Sau các cuộc bầu cử quốc hội không thuyết phục, lãnh đạo Đảng Xã hội Antonio Costa thành lập chính phủ trung-tả để giải toả bớt một số biện pháp thắt lung buộc bụng.

Tháng Mười 2016 – Cựu thủ tướng Antonio Guterres được chỉ định làm Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.

Tháng Hai 2017 – Bồ Đào Nha than phiền với EU về kế hoạch xây dựng một cơ sở lưu trữ chất thải hạt nhân của Tây Ban Nha, vì các nhà môi trường học lo sợ có thể ảnh hưởng sông Targus, vốn chảy về Bồ Đào Nha. Tây Ban Nha trả lời rằng sẽ đồng ý chia sẻ thông tin môi trường và tổ chức tư vấn về cơ sở.